Thứ năm, 12 Tháng chín, 2024

Trái đất đột ngột quay nhanh!

Dạo gần đây, chúng ta luôn có cảm thấy một ngày trôi qua rất nhanh. Mọi người tất bật với công việc, học tập, gia đình, cuộc sống,… nhưng dường như một ngày là quá ngắn. Chúng ta vẫn hay thường nghĩ nguyên nhân là do có quá nhiều việc trong một ngày. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có thể lý giải nguyên nhân của nó một cách khoa học hơn. Đó là do Trái Đất chúng ta đã quay nhanh hơn, làm cho ngày ngắn lại. Hãy cùng ICTGO khám phá bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Như chúng ta đã biết, một ngày có 24 tiếng. Nó tương đương với một vòng quay của Trái đất. Nhưng mới đây, đồng hồ nguyên tử được sử dụng trong vệ tinh GPS đã phát hiện vòng quay của Trái đất đang ngày càng gia tốc nhanh chóng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tốc độ quay hiện tại

Vừa qua, Dịch vụ Hệ thống tham chiếu và vòng quay Trái đất quốc tế đã công bố số liệu bất ngờ. Theo đó, vào ngày 29/7 Trái đất đã quay nhanh hơn 1,59 mili giây. Tức có nghĩa là Trái đất đã hoàn thành vòng quay trong thời gian ít hơn 1,59 mili giây so với vòng quay 24 giờ tiêu chuẩn. Đây là tốc độ quay nhanh nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Và đây cũng là ngày ngắn nhất từng có.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, vào ngày 26/7 Trái đất cũng đã quay nhanh hơn 1,50 mili giây. Có thể nói, đồng hồ nguyên tử gần đây đã ghi nhận vòng quay của Trái đất đang gia tốc nhanh chóng. Trái đất đang bước vào giai đoạn 50 năm với vòng quay nhanh hơn và những ngày ngắn hơn. Giai đoạn này đang bắt đầu ngay bây giờ. 

Tốc độ quay vài năm trước

Vài năm trước, mọi người vẫn tin rằng Trái đất đang quay chậm lại. Bởi những kết quả ghi nhận nhiều lần của đồng hồ nguyên tử được thực hiện kể từ năm 1973.  

Dịch vụ Hệ thống tham chiếu và vòng quay Trái đất quốc tế (IERS) thậm chí thỉnh thoảng đã bắt đầu thêm giây nhảy vọt (giây nhuận dương) để bù cho tốc độ quay chậm hơn (lần cuối xảy ra vào ngày 31/12/2016)

Khám phá định nghĩa “Đồng hồ nguyên tử”

Từ những thông tin trên có lẽ mọi người đang thắc mắc “Đồng hồ nguyên tử” là gì? Tại sao nó được dùng để đo tốc độ quay của Trái đất. Hãy cùng ICTGO khám phá tiếp nhé!

Đồng hồ nguyên tử là gì?

Đây là loại đồng hồ điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được. Do đó, đồng hồ nguyên tử là một trong những loại đồng hồ chính xác nhất cho tới nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Qua các thời kỳ

Năm 1949, đồng hồ nguyên tử đầu tiên hoạt động theo chuyển động của phân tử Amoniac được chế tạo bởi Viện tiêu chuẩn và kĩ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST, trước kia NBS).

Năm 1955, nhà vật lý học Louis Essen chế tạo thành công đồng hồ nguyên tử hoạt động theo chuyển động nguyên tử cesium (133Cs) tại phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh (NPL).

Năm 1967, “đồng hồ nguyên tử Cesium-133” trở thành tiêu chuẩn để xác định một giây trong Hệ thống Đơn vị Quốc tế. 

Được dùng làm gì?

Đồng hồ nguyên tử được dùng đo chính xác thời gian, xác định và phối hợp các múi giờ và các hệ thống giờ với nhau. Ngoài ra, đồng hồ nguyên tử còn được dùng trong tên lửa, máy bay không người lái, và đặc biệt là đo thời gian để xác định khoảng cách trên vệ tinh trong các hệ thống định vị như GPS, GLONASS hay Galileo.

Giả thuyết về nguyên nhân

Đến nay vẫn chưa biết nguyên nhân chính khiến tốc độ quay của Trái đất bị thay đổi. Tuy nhiên, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra.

Do trọng lượng của Trái đất đang nhẹ hơn vì sự tan chảy của các sông băng.

Có giả thuyết cho rằng đó là do lõi nóng chảy bên trong hành tinh của chúng đang di chuyển theo thời gian.

Hoạt động địa chấn cũng là một giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân của sự thay đổi này. Hay do sự chuyển động của các cực địa lý của Trái đất.

Sự quay nhanh hơn của Trái đất sẽ khiến đồng hồ nguyên tử được sử dụng trong vệ tinh GPS bị sai lệch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tóm lại

Sự thay đổi đột ngột về tốc độ quay của Trái đất đã khiến mọi người trở nên bất ngờ và kèm chút lo lắng. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính thức cũng như hậu quả của sự thay đổi này. Hy vọng giới khoa học sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Hãy theo dõi ICTGO để nhận được những thông tin mới nhất về Trái đất thân yêu nhé!

Xem thêm:

Vũ trụ “lung linh” qua siêu kính James Webb

“Vũ trụ” hơn 10 tỷ năm trước có gì?

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây