Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, 2024

Vũ Trụ “lung linh” qua siêu kính James Webb

Sau hơn vài ngày công bố, bộ ảnh về vũ trụ được chụp bởi siêu kính James Webb vẫn còn gây xao xuyến giới mê thiên văn học. Như lời hứa hẹn ở bài viết trước, hôm nay ICTGO sẽ tiếp tục cùng các bạn khám phá những bức ảnh tiếp theo nhé! 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giám đốc NASA Bill Nelson đã phát biểu trong buổi họp hôm 12/7 rằng: “Mỗi bức ảnh là một phát hiện mới, cung cấp cho nhân loại góc nhìn chưa từng có về vũ trụ”. “James Webb có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi và theo dõi ánh sáng từ các ngóc ngách xa xôi trong vũ trụ”. Những chia sẻ càng khắc sâu sự tò mò, thích thú của mọi người về bộ ảnh đặc biệt này.

Bộ ảnh về vũ trụ xa xôi

Stephan’s Quintetn – bữa tiệc của 5 thiên hà

Bức ảnh đặc sắc đầu tiên phải kể đến là Stephan’s Quintetn. Ảnh chụp về một nhóm gồm 5 thiên hà. Thuộc chòm sao Pegasus, cụm 5 thiên hà ở cách Trái Đất 290 triệu năm ánh sáng. Thông qua kính Webb, 4 thiên hà trong cụm hiện lên với đầy màu sắc mới. Chúng còn liên tục lao qua thiên hà còn lại gần như suýt va chạm. Bức ảnh còn hé lộ việc hai thiên hà đang trong quá trình sáp nhập vào nhau. 

Stephan’s Quintetn
Stephan’s Quintetn

Đây là hình ảnh lớn nhất mà kính Webb thu thập được cho đến nay. Đầy đủ màu sắc mới hiện lên giữa nền đen vũ trụ. Bức ảnh khủng này chứa hơn 150 triệu pixel. Và gần 1000 tệp hình ảnh riêng biệt đã tạo nên chúng. 

Stephan’s Quintetn giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về lực hấp dẫn, vật chất tối và cách tương tác giữa các thiên hà. 

Tinh vân Carina

Tinh vân Carina được mệnh danh là lò hình thành sao tích cực nhất. Nơi đây chứa rất nhiều ngôi sao lớn hơn mặt trời. Trong ảnh chúng ta có thể thấy những ngôi sao lấp lánh hiện ra. Thực chất, những ngôi sao ấy là rìa của một vườn ươm sao. Là nơi hình thành các ngôi sao trẻ, nơi đây có tên gọi là NGC 3324.  Cách Trái Đất 7600 năm ánh sáng, tinh vân Carina thuộc chòm sao cùng tên – Carina. 

Tinh vân Carina
Tinh vân Carina

Được gọi là “Vách đá vũ trụ”, bức ảnh hiện lên lung linh và hùng vĩ. Những luồng và xoáy bụi cuộn lên, tạo thành cấu trúc kỳ lạ trong như những ngọn núi. Những ngọn núi này thực chất là rìa của một lỗ khí khổng lồ bên trong NGC 3324. Các “đỉnh núi” cao nhất trong bức ảnh này có thể cao khoảng 7 năm ánh sáng.

Hiểu biết mới về sự ra đời của các ngôi sao, khám phá nguồn gốc của hệ Mặt Trời là những lợi ích mà giới khoa học nhận được khi nghiên cứu tinh vân Carina. 

Tinh vân Southern Ring 

Tinh vân Southern Ring được gọi là cái chết của ngôi sao lớn. Bới những đám mây bụi và khí hình số 8 bị đẩy ra từ một ngôi sao khổng lồ đang chết dần. Nó ở cách Trái Đất 2500 năm ánh sáng. 

Tinh vân Southern Ring
Tinh vân Southern Ring

Ngôi sao chết nằm ở trung tâm, xoay quanh là quầng sáng màu cam của hidro phân tử. Cùng với đó là lớp khí ion hóa màu xanh dương. Nhìn vào phía bên phải, chúng ta có thể thấy một ngôi sao màu đỏ nhấp nháy cạnh ngôi sao màu xanh. Theo các nhà khoa học biết, tinh vân Southern Ring là một sao nhị phân. Kính Webb đã lần đầu tiên hé lộ ngôi sao thứ hai vốn bị che khuất bởi đám mây bụi.  

Nghiên cứu tinh vân Southern Ring sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về chu kỳ chết và tái sinh của những ngôi sao trong vũ trụ.

WASP-96b 

Bức ảnh cho thấy Webb đã chụp được dấu hiệu riêng biệt của nước. Ảnh chụp hành tinh khổng lồ WASP-96b. Nó cách Trái Đất chúng ta khoảng 1150 năm ánh sáng và có khối lượng bằng ½ sao Mộc. Vì quay quanh quỹ đạo gần sao chủ nên một năm trên đó chỉ tương ứng với 3,4 ngày Trái Đất. 

WASP-96b
WASP-96b

Bức ảnh này hé lộ một lượng lớn hơi nước trong khí quyển của WASP-96b. Nó thật sự quá nóng để có thể chứa sự sống. Từ việc nghiên cứu trên, các nhà khoa học lên kế hoạch chụp ảnh quang phổ của nhiều ngoại hành tinh khác. Để tìm kiếm sự sống bên ngoài hệ mặt trời. 

Hình ảnh về Mộc tinh gần gũi

Không chỉ quan sát các thiên hà xa xôi của vũ trụ, kính viễn vọng James Webb còn nhìn thấy rõ ràng những hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Sau khi gây ấn tượng mạnh với bộ ảnh chất lượng về vũ trụ xa xôi. Mới đây, NASA tiếp tục khiến giới mê thiên văn thích thú với một số hình ảnh Mộc tinh. Loạt ảnh được chụp bởi các bộ lọc màu khác nhau của camera hồng ngoại gần (NIRCam).

Hình ảnh Mộc tinh
Hình ảnh Mộc tinh

Bức ảnh thể hiện rõ những vòng mây bao quanh Mộc tinh, Vết Đỏ Lớn cùng các vành đai xung quanh cơn bão. Mặt trăng Europa cũng góp mặt trong ảnh này. Những bức ảnh về Mộc tinh được chụp bằng kính James Webb càng cho thấy rõ một bước tiến khổng lồ của con người chúng ta.

Giờ đây, với siêu kính James Webb vũ trụ không còn là một nơi xa xôi, bí ẩn. Chúng đã trở nên rõ ràng, sáng sủa và màu sắc hơn bao giờ hết. Bộ ảnh vũ trụ và những bức ảnh về Mộc tinh càng khiến chúng ta trở nên tò mò, thích thú hơn về nơi rộng lớn, vô tận kia! 

Xem thêm:

“Vũ trụ” hơn 10 tỷ năm trước có gì?

“Thuyết đa vũ trụ” có thực sự tồn tại? 

Bài viết liên quan

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

Tại sao bạn không thể dừng mong muốn thay mới điện thoại?

Tại sao bạn không thể dừng mong muốn hay mới điện thoại, và liệu bạn có cần thiết sử dụng hơn hai chiếc thoại hay không?

Samsung S24 Ultra có khả năng dùng Snapdragon 8 Gen 3, cảm biến ảnh 200 MP

Samsung vừa đăng tải video giới thiệu các tính năng camera mới. Đây có vẻ là thông số của Galaxy S24 Ultra sắp được ra mắt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây