Thứ năm, 12 Tháng chín, 2024

Người dùng mất tiền vì hình thức lừa đảo mới

Trong những ngày vừa qua rất nhiều người đã bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì bị lừa đảo qua tin nhắn định danh (SMS Brand Name) giả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng và uy tín của các ngân hàng.

Hàng loạt khách hàng mất tiền oan vì tin nhắn định danh từ ngân hàng - ảnh 1
Ảnh chụp màn hình chứa tin nhắn lừa đảo được xếp chung hòm thư với tin nhắn của ngân hàng

Gần đây các hình thức lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản lại rộ lên những ngày trước Tết. Theo Báo Thanh Niên, các tin nhắn lừa đảo được xếp cùng trong tin nhắn SMS gửi tới người dùng của các ngân hàng.

Sau khi người dùng truy cập, đường link trên sẽ hiện ra một website giả mạo các ngân hàng để yêu cầu nhập các thông tin về tài khoản của khách hàng. Website được các tin tặc thiết kế rất giống so với website chính thức của ngân hàng, nhằm đánh lừa người dùng.

Các thông tin người dùng nhập vào sẽ được chuyển thẳng đến cho các tổ chức mạo danh đứng sau. Và rõ ràng, là chẳng khác nào chúng ta đang tự nguyện “đưa tiền” cho chúng.

Hàng loạt khách hàng mất tiền oan vì tin nhắn định danh từ ngân hàng - ảnh 2
Thông báo của ngân hàng.

Ngày 3/2 vừa rồi, một khách hàng của ngân hàng Sacombank đã nhận được thông báo tài khoản bị rút 38 triệu đồng. Sau khi số tiền “không cánh mà bay” một cách khó hiểu, vị khách hàng này đã báo cáo lên phòng giao dịch và các cơ quan có thẩm quyền.

Theo như các chuyên gia nhận định, lừa đảo qua SMS hay Internet là một hình thức lừa đảo không hề mới, thế nhưng ngày nay, hình thức đó lại càng tinh vi hơn.

Kẻ gian lợi dụng việc các ngân hàng chỉ dùng tên để gửi tin nhắn SMS thay vì dùng số điện thoại, chúng đã thực hiện giả mạo tên thuê bao theo thương hiệu của các ngân hàng, khi đó điện thoại sẽ tự động xếp chung tin nhắn giả mạo này vào cuộc hội thoại chính thức do trùng tên.

Chưa dừng lại ở đó, theo ghi nhất đã có nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra không chỉ đối với Sacombank mà còn nhiều ngân hàng khác.

Tin nhắn xuất hiện chung luồng với tin nhắn của ngân hàng, nhưng dẫn tới đường link lừa đảo (bên phải).
Tin nhắn và trang web giả mạo ngân hàng ACB

Để tránh các rủi ro không đáng có, người dân nên lưu ý những điều sau :

  1. Tránh truy cập vào các đường link gửi lì xì Tết, nhận tiền,… trong hòm thư/email không rõ nguồn gốc.
  2. Không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, đặc biệt là mã OTP thông qua các nền tảng mạng xã hội hay hòm thư điện tử.
  3. Đăng kí dịch vụ thông báo số dư tài khoản từ các ngân hàng
  4. Đăng kí dịch vụ SmartOTP từ các ngân hàng.
  5. Đặt lại mật khẩu cho các tài khoản chứa thông tin quan trọng.

Chúc các bạn sẽ tránh được rủi ro mất tiền oan những ngày sắp Tết!

Báo Thanh Niên

Xem thêm: Tung thông tin sai sự thật, cái giá phải trả là rất đắt!

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây