Lựa chọn laptop cho ngành Đa phương tiện: Lách qua “khe cửa hẹp”

- Advertisement -

Multimedia (đa phương tiện) không phải là lĩnh vực lạ lẫm tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là ngành đào tạo khá mới tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các Trung tâm giáo dục. Việc triển khai các ngành liên quan đến Đa phương tiện là hướng đi cần thiết trong thời đại số hiện nay.

Ngành Multimedia tại Việt Nam được phân hóa thành nhiều tên gọi khác nhau, tập trung đào tạo ở một số nội dung liên quan đến Đa phương tiện như: Công nghệ Đa phương tiện; Truyền thông Đa phương tiện; Mỹ thuật Đa phương tiện; Công nghệ Truyền thông và Đa Truyền thông.

Đây là ngành nghề có liên quan mật thiết đến thiết kế đồ họa 2D, 3D; xử lý âm thanh – hình ảnh; biên tập video, hiệu ứng kỹ xảo và phát triển ứng dụng. Có thể nói, các thiết bị phụ trách thực hiện, xử lý các công việc này thường phải đáp ứng nhiều tiêu chí về hiển thị, hiệu năng và tính tương thích nền tảng cao,…

Do vậy, sinh viên ngành Multimedia nói chung và các ngành phân hóa liên quan nói riêng sẽ phải cân nhắc trong việc chọn mua phương tiện để học tập, ở đây thường là laptop.

Từ đó, đặt ra vấn đề Làm sao để vừa hiệu quả về nhu cầu sử dụng, vừa tối ưu về kinh tế cho các bạn sinh viên?

Các tiêu chí để lựa chọn

Do đặc thù ngành Đa phương tiện có liên quan đến xử lý, thiết kế đồ họa 2D, 3D và các hiệu ứng kỹ xảo, việc căn cứ các tiêu chí để chọn mua laptop phục vụ ngành học là yêu cầu cần thiết.

Thêm vào đó, các môn học liên quan đến âm thanh, xử lý hình ảnh và phát triển game – ứng dụng cũng góp mặt trong chương trình đào tạo. Do đó, laptop cho ngành Multimedia có thể nói rằng là phải “toàn diện” mới đáp ứng được trọn vẹn cả ngành. Nếu căn cứ vào thị trường chính hãng, hầu hết các mẫu máy này đều có mức giá rất khó chịu. Đây là trở ngại lớn cho các bạn sinh viên có kinh phí hạn chế.

Hình ảnh minh họa

Sau đây là các tiêu chí về laptop theo mình là cần thiết mà các bạn sinh viên ngành Multimedia nên kham thảo qua:

  • Màn hình đẹp, tấm nền IPS hoặc tiên tiến hơn, có độ phủ màu tốt (% sRGB, NTSC).
  • Cấu hình cao với vi xử lý mạnh kèm card đồ họa rời, hệ thống tản nhiệt hoạt động hiệu quả.
  • Thiết kế không quá hầm hố, to nạc, trọng lượng vừa phải vì bạn phải mang vác đi nhiều.
  • Không có các sự cố đại trà liên quan đến phần cứng hoặc cơ chế máy. Ví dụ: Sự cố dễ gãy bản lề ở các dòng máy MSI thế hệ trước.
Hình ảnh minh họa

Tốt nhất, sinh viên nên xác định rõ hướng đi ngay từ đầu như thiết kế 2D, 3D hay phát triển ứng dụng Đa phương tiện. Từ đó, bạn sẽ có thể lách qua “khe cửa hẹp” để chọn lựa laptop phù hợp cho bản thân nhất, nếu điều kiện tài chính không cho phép. Đối với phát triển ứng dụng, một số tiêu chí trên có vẻ hơi thừa. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần chúng để phục vụ các mục đích khác thôi!

Ngoài ra, việc xác định kỹ hướng đi giữa thiết kế 2D và 3D là rất quan trọng. Do yêu cầu thiết bị giữa 2D và 3D có sự chênh lệch khá lớn. Đối với 2D, cấu hình chỉ cần ở mức đủ dùng, thường không yêu cầu quá khắc khe về vi xử lý hoặc card đồ họa.

Trong khi đó, 3D lại cần cấu hình mạnh mẽ, vi xử lý từ ổn đến mức vượt trội. Có sự phân chia nhu cầu sử dụng giữa card đồ họa phổ biến là NVIDIA GeForceNVIDIA Quadro.

Đa phần các công việc liên quan đến 3D thì Quadro sẽ phục vụ chuyên sâu và tốt hơn. Tuy nhiên, giá thành thường rất cao và kén người dùng. Do đó, GeForce là sự chọn lựa “dễ chịu” hơn cả cho nhu cầu học tập của đa số các bạn sinh viên. Thêm vào đó, ứng dụng chuyên 3D nổi tiếng như Blender có vẻ tối ưu tốt hơn cho GeForce.

Đối với các vi xử lý, trong thị trường chủ yếu có sự góp mặt của Intel hay AMD. Bạn nên tránh các dòng máy tích hợp chipset Intel có hậu tố YU, ví dụ như Core i7-7Y75, Core i5-10210U. Còn AMD với Ryzen thường khá mạnh mẽ trong tầm giá, nên không có quá nhiều vấn đề cần lưu ý.

Như vậy, mình vừa điểm qua các tiêu chí theo mình là quan trọng để căn cứ chọn mua laptop. Nếu bạn có kinh phí thấp, hãy lượt bỏ một số tiêu chí như màn hình, kiểu dáng hay trọng lượng để tìm máy phù hợp nhất. Sau đây là các tư vấn theo từng mức giá cụ thể.

Dưới 10 triệu đồng: Lách qua “khe cửa hẹp”!

Nếu bạn có kinh phí dưới 10 triệu đồng, hãy nên cân nhắc đến trang bị dàn PC hơn thay vì laptop. Tuy nhiên, vì các lý do khách quan như chỗ ở, hay cần tính linh hoạt cao thì laptop vẫn là sự lựa chọn ưu tiên.

Thực tế, đối với mức giá này tại thị trường chính hãng thì rất khó tìm được máy đáp ứng đủ cho ngành học. Dường như, chúng chỉ đủ xử lý ở các mức đồ họa 2D rất nhẹ nhàng, mật độ chi tiết thấp. Các công việc khác như biên dựng video, xử lý hình ảnh hoặc kỹ xảo 3D thực sự là “ác mộng”.

Hình ảnh minh họa

Tuy nhiên, các laptop Gaming hay Workstation (máy trạm) cũ có thể là sự lựa chọn đáng để tâm. Các model này thường rất “to nạc”, nặng nề, gây khó khăn trong việc mang vác nhưng bù lại có cấu hình khá vượt trội trong tầm giá. Như vậy, bạn vẫn có thể lách qua “khe cửa hẹp” để sống sót trong suốt quá trình học tập với kinh phí rất hạn chế.

Một số dòng laptop cũ đáng chú ý vào năm 2025 có thể kể đến: HP Elitebook dòng 2017-2018, Dell Latitude hoặc Precision từ 2016-2019. Đơn cử là mẫu Dell Precision 3510 (2016): Core i7-6700HQ, 8GB RAM, SSD 256GB, card Quadro M600M, màn hình 15.6″ Full HD giá từ 9 – 10 triệu đồng. Dĩ nhiên, máy cũ đồng nghĩa với rủi ro về độ bền và lỗi kỹ thuật, vì vậy hãy chọn mua từ các nhà phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng. 

Dưới 20 triệu đồng: Dễ thở hơn, nhưng chưa đủ

Ở phân khúc dưới 20 triệu đồng tại thị trường chính hãng năm 2025, các lựa chọn cho sinh viên Đa phương tiện đã “thoáng” hơn đáng kể. Trong tầm giá này, bạn nên hướng đến các dòng laptop Gaming với cấu hình ổn định, tích hợp card đồ họa rời đủ sức xử lý thiết kế 2D, dựng video cơ bản và một chút 3D nhẹ nhàng.

Điểm mạnh của các mẫu laptop này là hiệu năng tốt trong tầm giá, nhưng nhược điểm lớn vẫn là màn hình. Hầu hết các sản phẩm dưới 20 triệu đồng không được trang bị màn hình đạt chuẩn màu sắc cao (ví dụ: 100% sRGB), gây khó khăn cho những bạn cần độ chính xác màu khi làm thiết kế 2D hoặc chỉnh sửa ảnh. Dù vậy, với chương trình học không quá khắt khe, những chiếc laptop này vẫn đủ để bạn “sống sót”.

Một giải pháp hữu ích là kết hợp laptop Gaming trong tầm giá này với một màn hình rời chất lượng. Cách làm này không chỉ khắc phục vấn đề sai màu mà còn nâng cao trải nghiệm thiết kế của bạn.

Một số laptop nổi bật có thể kể đến như: MSI Bravo 15, Nitro 5 2024, Gigabyte G5

Hình ảnh minh họa
MSI Bravo 15

Ngoài ra, các dòng Ultrabook tích hợp card đồ họa rời như NVIDIA GeForce MX550 hoặc MX650 cũng là lựa chọn “chữa cháy” cho những ai cần thiết bị mỏng nhẹ. Nếu muốn tiết kiệm hơn, các mẫu Workstation cũ như Dell Precision 7550 vẫn đáng cân nhắc, dù hiệu năng có thể không còn tối ưu so với các dòng mới.

Dù phân khúc này đã cải thiện nhiều vào năm 2025, nhưng chất lượng màn hình chưa cao vẫn là rào cản lớn. Vì vậy, dưới 20 triệu đồng tuy dễ thở hơn, nhưng vẫn chưa thực sự “đủ” cho nhu cầu chuyên sâu.

Hơn 20 triệu đồng: Đây là đích đến!

Đây có lẽ là phân khúc lý tưởng cho các bạn sinh viên chuyên ngành Multimedia. Có thể thấy, con số từ 20 đến 30 triệu đồng không phải nhỏ, nếu bạn đã xác định việc chọn lựa tại phân khúc này, hãy thực sự cân nhắc!

Như mình đề cập, phân khúc dưới 20 triệu đồng có một nhược điểm về màn hình. Tuy nhiên, đối với mức giá dưới 30 triệu đồng đã bắt đầu xuất hiện những dòng laptop đảm bảo hầu hết các tiêu chí. Sau đây là các mẫu máy đang phân phối chính hãng mà bạn có thể kham thảo:

  • Lenovo Legion 5 (2025) – màn hình 100% sRGB, tần số quét 165Hz.
  • Asus ROG Zephyrus G14 (2024).
  • MSI Pulse 15.
  • Acer Predator Helios Neo 16.
  • HP Victus 16 – Bản Intel Core i7-13700HX.
HP Omen 15 2020

Đối với các dòng Ultrabook, chúng vẫn đủ sức đáp ứng giáo trình học 5 năm tại đại học, nhưng khi bước vào giai đoạn thực tập hoặc làm việc chuyên sâu, hiệu năng hạn chế có thể khiến bạn phải nâng cấp máy mới.

Về các dòng Workstation mỏng nhẹ dưới 30 triệu đồng, chúng thường được quảng bá là lý tưởng cho Multimedia nhờ card đồ họa NVIDIA Quadro. Tuy nhiên, các mẫu cũ (ra mắt trước 2020) thường gặp vấn đề về tản nhiệt và hiệu suất không còn đủ mạnh cho các tác vụ trung bình khá trở lên. Dù vậy, chúng vẫn là lựa chọn tốt cho nhu cầu học tập.

Nếu ngân sách vượt trên 30 triệu đồng, bạn sẽ có những chiếc laptop gần như hoàn hảo cho ngành Đa phương tiện. Đặc biệt, MacBook Pro 16 inch (phiên bản 2023 – 2024) với chip M3 hoặc M4 là “vũ khí” cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ tối đa cho việc học và làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Tổng kết

Như vậy, dưới góc độ cá nhân, mình vừa điểm qua các tiêu chí cần thiết, và tiến hành phân tích theo từng mức giá cho việc chọn mua laptop phục vụ ngành học Multimedia.

Mình hiện đang là sinh viên ngành Công nghệ Đa phương tiện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn! Nếu bạn có thắc mắc, hoặc đang phân vân các dòng máy, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới nhé!

Xem thêm: Bức tranh toàn cảnh thị trường máy ảnh thế giới, Nikon tiếp tục chật vật

- Advertisement -

Bài viết liên quan

Link Failure

Cách khắc phục lỗi “Link Failure” trên cổng DisplayPort

Hướng dẫn đầy đủ cách sửa lỗi "Link Failure" khi dùng DisplayPort, bao gồm từng bước xử...
Nen chon GPU choi game 2025 nao 1

Hướng dẫn chọn card đồ họa chơi game

Hướng dẫn chọn GPU chơi game từ cơ bản đến cao cấp năm 2025, chi tiết công...
Cặp thuật ngữ thiết kế dễ gây nhầm lẫn

Cặp thuật ngữ thiết kế dễ gây nhầm lẫn

Hiểu rõ các thuật ngữ thiết kế dễ nhầm lẫn giúp tối ưu quy trình làm việc,...
TouchPad Laptop Thumb

Cách xử lý khi touchpad laptop hoạt động không...

Hướng dẫn cách sửa lỗi touchpad laptop không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định với...
laptop cũ

Nên mua laptop giá rẻ và tự nâng cấp...

Tự nâng cấp bộ nhớ laptop giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu suất, nhưng...
excelthuthuat

Khám phá những thủ thuật Excel đỉnh cao

Tổng hợp những thủ thuật excel đỉnh cao nhất, giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian...