Thứ ba, 12 Tháng mười một, 2024

Ứng dụng Gestalt: Tâm lý học nhận thức đối với trải nghiệm người dùng

Tâm lý học và tiếp thị tưởng chừng như không liên quan với nhau nhưng lại có sự giao thoa, ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Thông qua tâm lý học, người tiêu dùng có thể bị thu hút và tăng nhận thức về thương hiệu.

Khi vai trò của truyền thông ảnh hưởng đến thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng, vai trò của tâm lý học nhận thức trong Marketing cũng từ đó mà tăng theo. Một trong những trường phái tâm lý học nổi tiếng có thể bạn đã hoặc chưa biết chính là nguyên lý Gestalt.

Nếu như cái tên vừa nêu trên gây cho bạn sự lạ lẫm, vậy, hãy để ICTGO cắt nghĩa cho bạn về nguyên lý Gestalt cũng như ứng dụng của nó đối với trải nghiệm của người dùng nhé!

Hình ảnh minh hoạ

Gestalt là gì?

Gestalt theo tiếng Đức có nghĩa là hình dạng/cấu trúc. Đây là một tập hợp của những nguyên tắc nhận thức về mặt thị giác. Nguyên tắc Gestalt được phát triển bởi những nhà tâm lý học Max Wertheimer, Kurt Koffka và Wolfgang Köhler vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Nguyên lí trên được xây dựng dựa trên lý thuyết “con người sẽ luôn ưu tiên nhìn nhận tổng thể hơn là tập trung vào các chi tiết” – ngụ ý về cái nhìn tổng thể của một cái gì đó thì luôn lớn hơn tổng các phần của nó.

Tâm lý học Gestalt chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu cách mọi người nhận thức về thế giới xung quanh. Như chúng ta có thể biết, bộ não con người khi bắt gặp hình ảnh của một vật thể nào đó, sẽ vô thức so sánh, liên kết với một hình ảnh nào đó trước kia mà ta gặp. Giống như khi ta nhìn các hình thù đặc biệt của đám mây, ta rất hay nghĩ về vật thể giống với nó mà ta từng thấy trước đây. Nói cách khác, bộ não chúng ta không nhận thức đối tượng một cách riêng lẻ, cô độc mà luôn gắn với toàn bộ trải nghiệm tri thức, một cái nhìn tổng thể, bao quát đối với mỗi một vật thể.

hình ảnh minh hoạ

Hiểu được những quy luật đó của bộ não, chúng ta sẽ biết mình cần làm gì trong sản phẩm của mình. Chúng ta sẽ biết yếu tố thị giác nào phù hợp, hiệu quả, và được dùng trong tình huống nào. Điều này rất có ích trong việc tác động đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. 

Đứng trước một sản phẩm thiết kế, người thiết kế cũng tò mò khi chúng ta nhìn vào sẽ phản ứng như thế nào? Trải nghiệm về sản phẩm đó liệu có tốt không? Tâm trí ta khi nhìn vào từng phần sẽ ra sao? Liệu có hiểu được thông điệp mà người thiết kế muốn gửi gắm?

Nói tóm lại, tâm lý học và tiếp thị hay thiết kế đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Nguyên lý Gestalt sẽ giúp ta hiểu rõ và kiểm soát dễ dàng hơn sự liên kết này.

Một số nguyên tắc trong học thuyết Gestalt

1.1. Quy luật đồng dạng

Các cá nhân thường có xu hướng nhóm các đối tượng tương tự nhau vào cùng một nhóm. Tuy chúng có thể khác nhau về màu sắc hình dạng, nhưng vì có một hoặc nhiều nét tương đồng nào đó mà chúng ta sẽ nhìn thấy nó trước. Điều này được áp dụng khi các nhãn hàng muốn gửi gắm thông điệp vào một chuỗi đối tượng riêng biệt nào đó.

hình ảnh minh hoạ

Các hình vuông ở trên có vị trí bằng nhau, kích thước tương đương nhau nhưng mắt chúng ta sẽ nhóm chúng lại theo màu sắc mà ta thấy.

1.2. Quy luật khép kín

Khi nhìn vào một đối tượng, các cá nhân thường có xu hướng tự lấp đầy khoảng trống, liên kết, bổ sung chi tiết nào đó để cảm nhận được một đối tượng hoàn chỉnh.

hình ảnh minh hoạ

Mặc dù hình ảnh con gấu trúc không hoàn chỉnh nhưng chúng ta vẫn nhận ra bằng cách liên kết các đường nét với nhau

1.3. Quy luật cận kề

Theo quy luật này, chúng ta thường có xu hướng nhóm các đối tượng có khoảng cách gần nhau hơn. Các đối tượng có sự giống nhau về màu sắc, kích thước dễ dàng được bộ não ta tập hợp lại hơn.

hình ảnh minh hoạ

Các cột có khoảng cách gần nhau hơn được chúng ta tập hợp lại như trên

1.4. Quy luật chính phụ

Mắt chúng ta có thể tự phân tách các yếu tố chính phụ của đối tượng khi nhìn vào. Những gì đập vào mắt chúng ta trước sẽ dễ dàng được hiểu là chủ thể, phần còn lại chính là nền. Quy luật này còn phụ thuộc vào mức độ phân tách chính phụ của chính đối tượng đó.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy mảng đen là vật thể chính tách khỏi nền

Chúng ta dễ dàng nhận thấy mảng đen là vật thể chính tách khỏi nền

1.5. Phức hợp hình ảnh
Một hình ảnh khi được tiếp nhận vào mắt nhìn, sẽ có vô vàn cách nhìn, cách hiểu. Mỗi cá nhân sẽ có cách hiểu về đối tượng khác nhau và không liên tục.
Làm theo nguyên tắc này, những thiết kế được làm ra khi nhìn theo chiều này sẽ ra một hình dạng, khi nhìn chiều kia lại theo hình dạng khác.
hình ảnh minh hoạ

Với hình ảnh trên, một mặt ta nhìn thấy một cái cây lớn, mặt khác ta nhìn thấy hai khuôn mặt đang nhìn

1.6. Quy luật chuyển động

Đối với nguyên tắc này, các yếu tố tuy khác nhau nhưng chuyển động cùng nhau được chúng ta nhìn nhận chặt chẽ, có liên kết hơn so với các yếu tố chuyển động không cùng hướng hoặc không chuyển động.

Như hình ảnh trên, các đường thẳng được ta nhận biết phân tách hoàn toàn với đường xiên ngang

hình ảnh minh hoạ
1.7. Quy luật liên tục

Theo quy luật này, hệ thống thị giác ta luôn cảm nhận được sự liên tục của đối tượng, có xu hướng tránh né sự gián đoạn và thay đổi đột ngột.

hình ảnh minh hoạ

Đó là lí do vì sao, khi nhìn vào hình trên, chúng ta nhận thấy các dòng đơn là 1-2, 3-4 chứ không phải dòng còn lại

1.8. Quy luật Prägnanz

Theo quy luật này, thị giác ta loại bỏ những yếu tố rắc rối, phức tạp, chỉ nhận thấy những yếu tố đơn giản, đồng nhất, cân xứng. Bởi lẽ, tâm trí ta ưa chuộng một nhận thức hài hòa nhất có thể đối với những đối tượng mà ta nhìn thấy.

Trong hình trên, hình ảnh ta nhìn thấy là hai hình lục giác đều đặt lên nhau thay vì 3 hình đa giác đặt cạnh.

hình 8
1.9. Quy luật kinh nghiệm từ quá khứ

Nguyên tắc trên muốn ngụ ý rằng chúng ta thường có xu hướng tái tạo lại hình ảnh trước mắt theo kinh nghiệm, trải nghiệm của mình ở quá khứ. Đó có thể là một hình ảnh quen thuộc, từng lặp đi lặp lại trong tâm trí bạn, hoặc một truyền thống tác động lên bạn trong một khoảng thời gian dài.

hình ảnh mihh hoạ
Giống như ảnh trên, ta dễ dàng nhìn ra đó là chữ E trong bảng chữ cái Latin

Ứng dụng của nguyên lý Gestalt

Từ những quy luật trên, ta có thể thấy nguyên lý Gestalt có sức mạnh rất lớn trong việc thu hút và tăng nhận diện thương hiệu thông qua hình ảnh. Các nhà tiếp thị cũng có thể dựa vào đó, khai thác triệt để chúng để có thể “thao túng” được tâm trí của người tiêu dùng.

Khi một sản phẩm truyền thông được ra mắt, người ta không lựa chọn âm thanh, màu sắc, hình ảnh một cách ngẫu nhiên, mà mỗi một yếu tố đều có một ý nghĩa nhất định. Phản ứng của người tiêu dùng trước mỗi một yếu tố là khác nhau, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, học vấn, tính cách, kinh nghiệm và trải nghiệm mà họ đã trải qua.

Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn từng yếu tố sao cho phù hợp đối với mỗi sản phẩm truyền thông, đối với mỗi thông điệp mà chúng ta muốn gửi gắm. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo nên một chiến dịch mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng. 

hình ảnh minh hoạ

Mặc dù Gestalt là một lý thuyết tâm lý thuần túy, nhưng nó đã được các chuyên gia tiếp thị, truyền thông và đồ họa ứng dụng một cách hiệu quả thông qua các sản phẩm mà họ làm ra.

Thông qua bài viết trên, ICTGO mong rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý Gestalt cũng như ứng dụng của nó đối với trải nghiệm của người tiêu dùng. Nếu như còn thắc mắc nào, hãy để lại Bình luận ngay phía dưới cho chúng mình biết nhé!

Xem thêm: Những nền tảng hỗ trợ thiết kế trực tuyến “thú vị” mà bạn nên biết!

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây