Mặc dù những chiếc máy ảnh chụp bằng film đã nhường chỗ cho sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số (KTS) đã hơn hai thập kỷ, nhưng cái chất riêng của loại thiết bị “già cõi” này đến nay vẫn chiếm giữ vị thế độc tôn.
Trào lưu chụp bằng máy film, hay còn được gọi là “Nghệ thuật sắp bị đánh mất” đang dần thịnh hành trong thời gian trở lại đây. Hiện nay, trào lưu này được các bạn trẻ hưởng ứng mạnh mẽ.
Bởi lẽ, phong cách “hoài cổ” với nước ảnh trầm, ngả màu và nhiễu hạt của thiết bị xen lẫn với dòng chảy hiện đại của thực tại. Chính điều đó đã tạo nên những tác phẩm pha trộn nhiều cảm xúc giữa xưa và nay.
Ngoài ra, để có thể sử dụng được máy film, người chụp phải tự “vặn vặn” – “xoay xoay”, chủ động canh chỉnh mọi thông số để chụp được những bức ảnh thật sự ưng ý. Chậm để cảm nhận, nhanh trong thao tác là triết lý tạo nên sự hấp dẫn của thể loại này.
Anh Phan Thanh Mạnh là một nhiếp ảnh gia (NAG) chuyên săn tìm những khoảnh khắc đẹp bằng máy film trong thời đại bùng nổ của các thiết bị KTS. Cho đến nay, anh Mạnh đã có 6 năm “chung thuỷ” với dòng máy cổ điển này, anh cũng sở hữu cho mình bộ sưu tập với hơn 20 dòng máy ảnh chụp bằng film khác nhau.
Theo như anh chia sẻ “Mình chọn máy film vì nó hoài cổ có cảm xúc và muốn chậm lại để cảm nhận mọi thứ. Muốn cái cảm giác ngấm nghía thư giãn trong bối cảnh vội vã tấp nập. Mình muốn chậm lại để cảm nhận kỹ hơn mọi thứ.” Là người con của Thủ đô Hà Nội. Hơn hết, anh cảm nhận rõ chất cổ điển ẩn sâu bên trong thành phố hiện đại của đất nước. Dưới sự hỗ trợ từ người bạn đồng hành, chính là chiếc máy ảnh film, chất cổ điển của Thủ đô càng được tô đậm và đặc sắc hơn trong từng khoảnh khắc.
Mời bạn cùng thưởng thức bộ ảnh giao thoa giữa “cổ điển” và “hiện đại” được chụp bằng máy ảnh film của NAG Phan Thanh Mạnh!
Để người chụp mới có thể tiếp cận đến thể loại này được dễ dàng hơn, NAG Phan Thanh Mạnh cũng chia sẻ “Trước tiên lựa chọn film để chụp cho phù hợp ánh sáng. Ta nên chọn những cuộn film có ISO thấp để chụp ngoài trời, chọn film có ISO cao để chụp trong nhà hoặc những nơi yếu sáng”.
Anh nói thêm “Chọn film cho chụp phong cảnh hay chân dung. Mỗi loại film có một ưu thế riêng. Ở vỏ film đã cho ta thấy về màu sắc của film đó thiên màu gì. Ví dụ film có vỏ màu xanh thì màu của film thiên về màu xanh để chụp phong cảnh rất hợp (Fujifilm), vỏ film có màu vàng thì film đó thiên vàng (Kodak)”.
Cuối cùng để có tấm hình ưng ý. Trước tiên cần đo sáng chính xác, chọn khẩu độ cho ống kính phù hợp. Chọn khuôn hình và chờ thời cơ hợp lý để bấm máy. Việc trang bị kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh là yếu tố nền tảng quan trọng nên được ưu tiên.
Xem thêm: Font chữ cổ xưa (phần 2)
Đẹp và bình yên quá!?
Bài viết rất hay, mình cũng đang theo đuổi thể loại này và cần học hỏi nhiều hơn, cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ ạ
Phải chăng được NAG chụp tặng ảnh film thì còn gì bằng
Ảnh sưu tầm đẹp quá
Màu film nó làm mình cảm thấy hoài niệm đến lạ kì. Mình cũng thường chụp ảnh bằng smartphone rồi chỉnh lại cho giống giống màu film vì chưa có điều kiện chụp film thật
Phong cách ảnh này được dùng cho thời đại ngày nay có sự “mâu thuẫn”, nhưng sự “mâu thuẫn” này rất đáng được thưởng thức. Cảm ơn tác giả