Jack cắm tai nghe đã xuất hiện từ thế kỷ 19, còn jack 3.5mm bạn thường biết nó cũng “già cõi” khi ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Trải qua quá trình phát triển, vai trò của jack cắm tai nghe trong các thiết bị đa phương tiện là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của các thiết bị di động, dẫn đến việc các thiết bị nghe nhạc cầm tay, radio truyền thống. Đây là các thiết bị gắn liền với sự ra đời của jack cắm tai nghe cũng chóng lụi tàn.
Hầu như các thiết bị công nghệ hiện nay đang có xu hướng bước vào kỷ nguyên không dây. Kể từ khi Apple từ bỏ jack 3.5mm trên chiếc iPhone đầu tiên của mình vào năm 2017, các đối thủ sừng sỏ có lẽ cũng muốn “ngồi chung xuồng” trong cuộc cách mạng này. Trước Apple đã có OPPO đã mạnh dạn bỏ jack 3.5 trên dòng R5, tuy nhiên mục đích của hai nhà sản xuất này không giống nhau.

OPPO mong muốn có một smartphone sở hữu thiết kế siêu mỏng. Rõ ràng là như thế, khi R5 chỉ có độ dày chưa đến 5mm. Trong khi đó, mục đích của Apple là làm “cầu nối” để người dùng thay đổi thói quen sử dụng, thẳng thắn hơn là tiếp cận đến các thiết bị không dây. Tất nhiên, Airpod chính là nhân tố quan trọng để Apple thực hiện tham vọng to lớn này.
Rõ ràng là các đối thủ của Apple nhìn ra được điều này. Ở thời điểm đó, Samsung mạnh dạn chỉ trích việc bỏ jack 3.5mm, hãng vẫn tích hợp cổng tai nghe này trên các thiết bị của mình. Người “anh em” đồng hương LG cũng hưởng ứng với Samsung, ít nhất là đến dòng LG Velvet (05/2020) vẫn còn “chung thủy” với jack 3,5mm. Tuy nhiên, Samsung đã dừng chân trong cuộc chống lại cuộc “cách mạng” bỏ jack của Apple ngay dòng Galaxy Note10 ra mắt năm 2019.
Jack 3.5mm trên smartphone vẫn chưa thật sự chết
Jack 3.5mm vẫn xuất hiện khá phổ biến, ít nhất là xuyên suốt trên các dòng laptop. Người dùng có lẽ vẫn còn “lưu luyến” trên các thiết bị di động, và thị trường không làm họ thất vọng. Phụ kiện chuyển đổi từ cổng sạc sang jack 3.5mm đã xuất hiện.

Cho đến nay, sự phổ biến của tai nghe không dây cũng đang tạo tình hình xấu đi cho “cầu nối” của jack 3.5mm. Chỉ từ 200.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một tai nghe không dây chính hãng. Đáng chú ý, một số mẫu tai nghe không dây “sao chép” nó có giá còn chưa đến 100.000 đồng.
Tôi đang sử dụng Samsung Galaxy Note9 làm máy phụ, rất may là nó vẫn còn jack 3.5mm. Trong khi đó, dòng Bphone B86, con máy chính giàu cảm xúc của tôi đang đi theo tình hình chung, không có jack. Rõ ràng, trong trải nghiệm âm thanh, nói rõ hơn là trải nghiệm phụ kiện, tôi vẫn ưu tiên cho Galaxy Note9. Điều này không đồng nghĩa với chất lượng âm thanh trên Bphone B86 tệ.
Thực tế, nếu sử dụng tai nghe có dây thông qua cổng jack cắm tai nghe 3.5mm, nó khá tuyệt. Tôi có thể sử dụng đầy đủ các chức năng tinh chỉnh âm thanh của chip giải mã DAC. Còn đối với tai nghe không dây, dường như nó không thật sự thuận lợi, nhiều tính năng tinh chỉnh bị cắt giảm.

Ngoài ra, các vấn đề cố hữu trên tai nghe không dây là thời lượng pin. Có lẽ vấn đề này đang dần được cải thiện, tôi đang dùng mẫu Edifier X5, pin cũng ấn tượng đấy chứ! Tuy nhiên, nó không thể so sánh với tai nghe có dây về phương diện này. Tai nghe có dây như được tích hợp năng lượng vĩnh cửu, trừ khi nó đứt dây!
Một vấn đề khá đau đầu của tai nghe không dây là độ trễ. Đây có thể là một lý do lớn khiến người dùng vẫn chưa thể từ bỏ tai nghe truyền thống. Tất nhiên, jack 3.5mm vẫn sẽ còn được trọng dụng trong ít nhất vài năm tới.
Các hãng cũng không thực sự “phũ phàng” với jack 3.5mm, kể cả Samsung. Thực tế, nhiều chiếc smartphone được ra mắt gần đầy vẫn được tích hợp cổng kết nối tai nghe này. Có thể kể đến Galaxy A52 5G, POCO X3 Pro, Nokia 5.4,… Nhìn chung, đa số là các thiết bị nằm ở phân khúc giá rẻ đến tầm trung.
Sự tối giản cần thiết của các thiết bị công nghệ
Từ chuyện từ bỏ jack tai nghe của Apple, hãng đã và đang hướng đến sự tối giản trên các thiết bị của mình. Nhìn sản phẩm của họ là có thể thấy được điều này, và tất nhiên jack 3.5mm đang “cản đường” triết lý của họ. Tôi còn e rằng cả cổng sạc truyền thống trên iPhone có khi cũng sẽ bị lược bỏ trong vài năm tới.

Trước giai đoạn 2020 – 2021, Meizu với mẫu concept Zero hay Vivo với concept Apex đang phôi thai ý tưởng tối giản các phím cứng trên smartphone của họ. Dường như, thời điểm ấy mọi việc chưa thật sự thuận lợi cho hướng đi điên rồ nhưng đầy hứa hẹn này. Nhiều giả thuyết bất lợi được đặt ra. Nếu máy gặp sự cố hay quên mật khẩu thì vào chế độ recovery như thế nào? hay Hệ thống cử chỉ lúc ấy có đủ toàn diện để thay thế các phím cứng truyền thống không?
Trong khi đó, nhìn từ Bphone B86 mà tôi đang sở hữu, mọi phím cứng được tối giản đến bất ngờ, khung viền chỉ còn “nút reset”. Tôi tin chắc rằng thứ Bkav đang hướng đến việc hoàn toàn lược bỏ mọi phím cứng trên dòng máy của mình, nhưng các giả thuyết bên trên cũng đang làm họ băn khoăn. Bkav bắt đầu tích hợp cử chỉ vào Bphone vào năm 2018, và phải mất 2 năm để cải thiện chúng, sau đó mới đủ tự tin để lược bỏ các phím cứng đi trên B86. Tuy nhiên, câu hỏi Nếu máy gặp sự cố hay quên mật khẩu thì vào chế độ recovery như thế nào? có lẽ là nguyên nhân cho sự xuất hiện của thứ được gọi là “nút reset”.

Ban đầu, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ cảm nhận Bphone B86 là thiết bị kén người dùng, các phím cứng cơ bản được lược bớt một cách ngớ ngẩn. Tất nhiên, quan điểm của họ là có căn cứ, nhưng sự thật là B86 có hệ thống thao tác cử chỉ không tồi, đây là lý do tôi không còn quan trọng hóa các phím cứng vật lý.
Không cần sự đột phá về mặt phần cứng lẫn công nghệ tích hợp, tối giản thật sự là một xu hướng mới, điều này khá thú vị cho trải nghiệm. Một số người dùng cảm thấy nó tù túng, số còn lại cảm thấy sự đơn giản và tiện lợi khi sử dụng thiết bị. Mặc dù vậy, để tối giản trên các thiết bị công nghệ cần thời gian nghiên cứu để giải quyết các vấn đề kéo theo, nhiều hãng vẫn chưa thật sự sẵn sàng để làm việc này.
Xem thêm: So sánh Bluetooth 5.0 và aptX LL: Đâu là điểm khác biệt?