Thứ tư, 11 Tháng chín, 2024

“Trí thức” và “Tri thức” khác nhau như thế nào?

Như lời đã hứa! Hôm nay, ICTGO đã trở lại để giải đáp thắc mắc cùng mọi người ở bài viết trước. Đó là sự khác nhau giữa “Tri thức” và “Trí Thức”. Hãy cùng ICTGO làm sáng tỏ vấn đề nhé!

Trong cuộc sống, chúng ta rất hay nhầm lẫn khi sử dụng từ “Tri thức” và “Trí thức”. Có lẽ, do chúng có cách phát âm và nghĩa gần giống nhau. Dẫn đến việc chúng ta sẽ sử dụng hai từ này không đúng cách.

Chúng ta rất thường hay bắt gặp những câu đại loại như: “Cô ấy là người có trí thức” hay “Giáo sư là tầng lớp tri thấy của xã hội”. Nghe thoáng qua thì rất bình thường, nhưng nếu xem xét một cách nghiêm túc thì những câu này dùng sai từ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vậy nguyên nhân cho sự nhầm lẫn này là gì? Để làm rõ điều đó chúng ta cùng đến với định nghĩa của 2 từ này nhé!

Định nghĩa

Tri thức

Tri thức bao gồm những thông tin, kiến thức, kỹ năng. Chúng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Hiểu một cách ngắn gọn, tri thức là những điều hiểu biết về một đối tượng, sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trí thức

Trí thức là người có kiến thức chuyên sâu về một hay nhiều lĩnh vực. Nói cách khác, trí thức chỉ người chuyên làm việc lao động trí óc. Hay có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rõ ràng, từ hai định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy được sự khác nhau giữa “tri thức” và “trí thức”. Tri thức là những hiểu biết. Còn trí thức là người có tri thức. 

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn

Nghĩa gốc

Cả hai từ đều là từ Việt gốc Hán. Với “tri thức”, cả “tri” lẫn “thức” đều có nghĩa là “biết, hiểu”. Còn trong từ “trí thức” thì từ “trí” có nghĩa “khôn, hiểu biết, trí tuệ”. Xét về cấu tạo, thì cả hai từ này đều là từ ghép đẳng lập. Chúng đều tạo thành từ hai yếu tố có nghĩa tương đương. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dựa trên nghĩa gốc ban đầu, cả “tri thức” và “trí thức” đều mang nghĩa là “những hiểu biết, kiến thức chung”. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng nhầm lẫn hai từ này ở hiện tại.

Sự thay đổi nghĩa theo thời gian

Ban đầu, cả hai từ “tri thức” và “trí thức” vốn không có yếu tố nào chỉ người. Và trong tiếng Hán và tiếng Việt người ta đã sử dụng các từ như “trí giả”, “thức giả”, “học giả”,… để chỉ những người có hiểu biết. Bởi “giả” là yếu tố chỉ người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thời gian, trong quá sử dụng có sự phân công về nghĩa. Từ “trí thức” đã chuyển dần sang chỉ “người có tri thức”. Và nó đã dần thay thế cho các từ đã được đề cập phía trên. Đến hiện tại, người có tri thức, có sự hiểu biết sâu rộng thì được gọi là “trí thức”.

Một số tài liệu thú vị về nghĩa của từ “Trí thức” theo trang Vietnamnet 

Nghĩa gốc

Intellectuel (tiếng Pháp) hay Intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh). 

Những rắc rối xung quanh

Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 – do nhà văn Zola ký tên đầu – lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).

Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866 – 1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885 – 1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”). Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng. Nay gọi là dấn thân.

Như vậy, danh từ “trí  thức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo những thông tin cung cấp phía trên, chúng ta đã hiểu được một phần nào nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai từ “tri thức” và “trí thức”. Hy vọng bài viết này giúp mọi người hiểu rõ hơn và phân biệt chính xác nghĩa của hai từ này. Mong rằng những chia sẻ của ICTGO sẽ giúp bạn có thêm được nhiều điều thú vị!

Ở bài viết trước, ICTGO đã thực hiện nội dung về “Nhiệm vụ của tri thức”. Nếu các bạn chưa xem thì hãy kham thảo ngay nhé!

Xem thêm: Khám phá phong cách lãnh đạo: Bạn thuộc phong cách nào?

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây