Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, 2024

“Overthinking” – Nghĩ nhiều – Lo nhiều – Bệnh nhiều!

Hôm trước, trong lúc lướt Facebook, tôi vô tình gặp một bài post có nội dung như sau: “Overthinking không đáng sợ, yêu người overthinking mới đáng sợ”. Nội dung bài post khiến tôi suy nghĩ hồi lâu, suýt chút tôi lại vướng vào overthinking. Vậy “Overthinking” là gì? Sức ảnh hưởng của nó lớn như thế nào? Nó bắt nguồn từ đâu?…Hàng loạt vấn đề được đặt ra xoay quanh cụm từ này. Vậy, hãy cùng theo chân ICTGO chúng mình đào sâu về vấn đề này nhé!

Giải mã “Overthinking”

Overthinking là suy nghĩ nhiều, suy nghĩ quá mức bình thường phép. Trạng thái tâm lý này khiến bạn rơi vào lo âu, mệt mỏi, lo sợ trước nhiều điều. Ví dụ bạn đọc một bài báo về vấn nạn bắt cóc, bạn suy nghĩ về nó, suy nghĩ một cách tiêu cực với nhiều trường hợp xấu xảy ra với mình. Điều đó khiến bạn rơi vào lo sợ, lo trong tâm lý đề phòng quá mức với những người lạ. Và việc suy nghĩ quá mức này còn được bắt gặp ở nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Overthinking là gì?
Overthinking là gì?

Overthinking tồn tại ở 2 dạng đó là “Ruminating” và “Worrying”. Với “Ruminating overthinking” bạn sẽ luôn nghĩ về những việc đã làm ở quá khứ, dằn vặt và khó chịu. Còn với “Worrying thinking” là việc bạn nghĩ về một sự việc sắp xảy ra, lo lắng về nó. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Suy nghĩ nhiều không phải là xấu, nhưng việc suy nghĩ quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sức khỏe. Nếu bạn sắp có một buổi phỏng vấn, bạn suy nghĩ về nó và dự phòng tất cả các tình huống có thể xảy ra. Từ đó, bạn chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần, kiến thức cho buổi vấn. Tuy nhiên, buổi phỏng vấn sắp tới khiến bạn lo âu, căng thẳng, chỉ toàn nghĩ đến tình huống xấu. Thì chắc chắn rằng bạn sẽ không có tinh thần mái, cũng chẳng có sự chuẩn bị kỹ càng. 

“Overthinking” xuất phát từ đâu?

Có thể thấy, bất cứ ai trong chúng ta đều đã từng rơi vào trạng thái overthinking. Nó dần trở thành một vấn đề hot của xã hội ngày nay. Nhưng liệu bạn có biết nó xuất phát từ những lý do nào không?

Sống trong suy nghĩ của người khác

Hiện nay, chúng ta đang sống ở một thế giới, ở đó “chuyện của mình” có thể bị đem ra bàn tán, phán xét bất cứ lúc nào. Chắc hẳn, bạn đã không quá xa lạ với những drama kéo dài vài tuần, vài tháng trên mạng xã hội. Từ lúc nào, mạng xã hội đã trở thành một nơi cập nhật nhanh chóng các tin tức “hot hit”. Chưa dừng lại ở đó, các câu chuyện nhạy cảm, riêng tư, tranh cãi được đem ra bàn tán, phán xét.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều đó, làm cho chúng ta mất đi sự tự do, luôn lo âu, sợ hãi. Nó cũng trở thành một lý do khiến bạn rơi vào overthinking. Bởi vì, khi bạn làm một việc gì đó, ngoài việc nghĩ đến bản thân mình, bạn còn phải nghĩ đến người khác. Đó là nghĩ cách người khác nhìn nhận, phán xét, đánh giá về nó. 

Sống trong suy nghĩ người khác
Sống trong suy nghĩ người khác

Ví dụ như việc bạn muốn post một tấm ảnh của mình đang diện một bộ váy mới lên mạng xã hội. Đơn thuần bạn chỉ muốn lưu giữ khoảnh khắc và tấm ảnh này trông bạn rất xinh. Tuy nhiên, bạn lại phải dành hàng giờ suy xem người khác sẽ nghĩ gì và bình luận gì về nó. 

Việc quan tâm nhiều đến suy nghĩ của người khác khiến bạn trở nên mệt mỏi, lo lắng và bất an. Về lâu dài, bạn sẽ rơi vào trạng thái cạn kiệt tinh thần, rối loạn lo âu.

Đặt kết quả lên cao nhất

Chúng ta khi làm bất cứ một việc gì, mục đích cuối cùng luôn là kết quả đẹp cần đạt được. Kết quả là mục tiêu, là động lực thúc đẩy bạn thực hiện. Tuy nhiên, việc đặt nặng vào kết quả sẽ tự tạo cho bạn một áp lực vô hình. Bạn tâm huyết, dành hết công sức, tiền của cho một dự án. Nó khiến bạn ngày đêm suy nghĩ về những kết quả cần đạt được. Vô tình nó trở thành một vòng xiềng xích nhốt bạn mãi trong đóng suy nghĩ, lo lắng ấy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi thực hiện một việc gì đó, kết quả không phải là thứ duy nhất mà ta đạt được. Bên cạnh đó, điều đáng giá nhất là quá trình nỗ lực, phấn đấu hết mình. Vì vậy, đừng để kết quả làm nặng đầu bạn và thao túng mọi suy nghĩ của bạn.

Cầu toàn, chú ý những điều nhỏ nhặt

Một người cầu toàn là người luôn muốn mọi thứ diễn ra hoàn toàn theo ý của họ. Phải xảy ra đúng quá trình, đạt được kết quả mà họ sắp đặt. Người cầu toàn luôn muốn làm tốt mọi việc một cách hoàn hảo. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cầu toàn không phải xấu, nhưng cầu toàn quá mức có thể dẫn đến overthinking. Họ sẽ luôn suy nghĩ, đặt ra nhiều tình huống thể xảy ra. Nhưng đã phần lớn đó là những tình huống xấu, những điều tiêu cực. Từ đó, họ rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi và áp lực.

Sức ảnh hưởng của “Overthinking”

Vượt qua một hiện tượng tâm lý bình thường, Overthinking trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Việc rơi vào trạng thái suy nghĩ, lo âu quá nhiều sẽ làm não bộ trở nên quá tải. Đây còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và tự kỷ. Bạn sẽ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu quá. Suốt ngày ôm nỗi muộn phiền, tâm trạng tụt dốc khiến bạn chán ăn. Từ đó dẫn đến cơ thể suy nhược, kéo theo nhiều chứng bệnh khác nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ảnh hưởng tinh thần

Overthinking ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của bạn. Suy nghĩ quá mức khiến chúng ta bị quá tải, không thể suy nghĩ bất cứ chuyện khác. Năng lượng tinh thần luôn tụt về mức thấp nhất. Từ đó kéo theo bạn làm mọi việc trong trạng thái mệt mỏi, không tập trung.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những yếu đó ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, sáng tạo. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và làm việc. Một tâm trạng buồn rầu, một tinh thần chán nản, chứa toàn những điều tiêu cực. Khiến cuộc sống bạn trở nên u uất, tẻ nhạt và nhàm chán. 

Tóm lại, Overthinking là một hiện tượng tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, hãy tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ, nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng tích cực. Suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng khác hoàn toàn so với việc suy nghĩ sâu xa và quá mức. Chúng ta có quyền lựa chọn và hãy lựa chọn tích lũy những năng lượng tích cực, những điều tốt đẹp!

Xem thêm: Đừng lãng phí năng lượng tinh thần!

Xem thêm: “Năng lượng tiêu cực” – Gam màu tối của cuộc sống.

Bài viết liên quan

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

Tại sao bạn không thể dừng mong muốn thay mới điện thoại?

Tại sao bạn không thể dừng mong muốn hay mới điện thoại, và liệu bạn có cần thiết sử dụng hơn hai chiếc thoại hay không?

Samsung S24 Ultra có khả năng dùng Snapdragon 8 Gen 3, cảm biến ảnh 200 MP

Samsung vừa đăng tải video giới thiệu các tính năng camera mới. Đây có vẻ là thông số của Galaxy S24 Ultra sắp được ra mắt.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây