Thứ tư, 18 Tháng chín, 2024

Khám phá phong cách lãnh đạo: Bạn thuộc phong cách nào?

Trong mỗi tập thể, từng cá nhân là một nhân tố quan trọng để tạo nên thành công của một tập thể đó. Hơn bất kể vị trí nào, lãnh đạo luôn là một vị trí quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của tập thể. Chính vì lẽ đó, hiểu được phong cách lãnh đạo của bản thân cũng là một điều quan trọng.

Vậy, hãy cùng ICTGO khám phá xem, trong 3 phong cách phổ biến dưới đây, bạn thuộc vào phong cách lãnh đạo nào nhé!

1. Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Lãnh đạo dân chủ là phong cách mà người lãnh đạo tác động đến cấp dưới bằng uy tín, sức ảnh hưởng của bản thân, thay vì tác động thông qua vị trí, chức quyền của mình.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phong cách lãnh đạo này cho phép các nhân viên cấp dưới được tham gia đóng góp, xây dựng vào dự án chung. Lãnh đạo sẽ không đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối, mà khuyến khích, động viên và lắng nghe cả tập thể.

Ưu điểm

Tạo kết nối trong tập thể: Khi mọi ý kiến đều được lắng nghe, ghi nhận, xem xét, mỗi cá nhân đều được cảm thấy tôn trọng. Đồng thời, cả tập thể sẽ được gắn kết, hòa hợp hơn.

Tạo ra nhiều góc nhìn, nhiều ý tưởng: Từ nhiều quan điểm, kinh nghiệm, trải nghiệm của mỗi cá nhân, chắc chắn sẽ tạo ra những ý tưởng đặc biệt. Từ đó đưa ra một quyết định toàn diện, tối ưu nhất.

Tạo môi trường làm việc năng động, hiệu quả: Không gì hơn ngoài một môi trường làm việc mà ai cũng có thể phát huy khả năng của mình. Đây là nền tảng quan trọng để tạo dựng sự gắn kết chặt chẽ và lâu dài.

Nhược điểm

Dễ bị trì hoãn: Khi vai trò của mỗi cá nhân không rõ ràng rất dễ xảy ra trường hợp bị trì hoãn. Tiến độ công việc sẽ bị ảnh hưởng.

Chất lượng không đảm bảo: Chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều ở một tập thể mà năng lực còn quá kém. Lúc này, quyết định cuối cùng sẽ nằm phần lớn ở lãnh đạo.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bất đồng quan điểm: Sẽ không dễ dàng gì để hòa hợp những cá tính khác nhau trong một tập thể. Nếu như dung hòa không khéo, rất dễ gây ra mâu thuẫn không đáng có. Điều này sẽ suy giảm tinh thần làm việc của tập thể.

2. Phong cách lãnh đạo ủy quyền (Delegative Leadership)

Đây là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo gần như không can thiệp vào công việc. Thay vào đó, họ đặt sự tín nhiệm vào cấp dưới của mình, cho cấp dưới của mình sự sáng tạo, chủ động, thậm chí là toàn quyền quyết định.

Người lãnh đạo sẽ đứng ở vị trí phía sau đưa ra lời khuyên, hoặc hỗ trợ đào tạo những kỹ năng nhân viên còn thiếu sót. Tuy vậy, trách nhiệm cuối cùng về mỗi quyết định vẫn thuộc về người lãnh đạo.

Ưu điểm

Tạo động lực cho nhân viên: Nhân viên sẽ cảm thấy được tin tưởng, đồng thời sẽ đóng góp nhiều hơn đến tập thể.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phát huy được khả năng của từng cá nhân: Nhờ vào phong cách này, nhân viên sẽ có nhiều cơ hội làm và thử. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể tìm ra những khả năng tiềm ẩn bên trong họ.

Nhược điểm

Dễ gây mâu thuẫn: Trong một tập thể có rất nhiều ý kiến khác nhau, nếu không có một người đủ sức ảnh hưởng đứng ra dung hòa, rất nhiều xung đột sẽ xảy ra.

Mức độ chịu trách nhiệm thấp: Khi một tập thể có vai trò, vị trí không quá chênh lệch nhau, rất dễ gặp tình trạng “cha chung không ai khóc”, đổ lỗi cho nhau, không ai nhận trách nhiệm về mình.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chất lượng không đảm bảo: Không có sự dẫn dắt, theo dõi sát sao, lại thêm cả kĩ năng còn yếu kém, rất khó để đạt được chất lượng hiệu quả.

3. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán (Autocratic Leadership)

Khác với phong cách lãnh đạo vừa nêu trên, phong cách lãnh đạo chuyên quyền là phong cách mà quyết định sẽ nằm hầu hết ở người lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ dựa trên phán đoán của bản thân mà hiếm khi nghe theo quyết định của người khác.

Đối với phong cách này thì nhân viên cấp dưới hầu như không thể, hoặc rất ít khi được đề xuất ý kiến của mình.

Ưu điểm

Nhân viên được định hướng rõ ràng, chi tiết: Đối với đội ngũ cấp dưới còn yếu kém, chưa nhiều kinh nghiệm thì đây là phong cách cho họ được học hỏi nhiều thứ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Dễ dàng đạt năng suất tốt: Phong cách này hạn chế tối đa sự trì trệ khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tạo môi trường áp lực tích cực: Nhân viên sẽ có cơ hội được rèn luyện, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.

Nhược điểm

Mâu thuẫn giữa các thành viên: Sẽ không ai dễ chịu khi ý kiến của bản thân không được lắng nghe. Điều này rất dễ gây ra sự phẫn nộ ở các cá nhân.

Tạo áp lực tiêu cực cho nhân viên: Nếu không biết khéo léo trong phong cách này, nhân viên sẽ cảm thấy sự ngột ngạt và bức bối khi làm việc.

Dễ bị bỏ qua các giải pháp sáng tạo: Khi chỉ được giải quyết dưới một góc nhìn, bỏ qua nhiều góc nhìn khác, rất khó tạo ra sự đột phá.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nói tóm lại, không có phong cách lãnh đạo nào là hiệu quả hoàn toàn. Bản thân chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng hoàn cảnh. Hiểu được phong cách lãnh đạo của chính mình sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình phát triển bản thân nói chung cũng như kỹ năng lãnh đạo nói riêng. ICTGO sẽ tiếp tục thực hiện các bài viết chia sẻ về kỹ năng lãnh đạo trong thời gian sắp tới!

Nói đến đây, không biết bạn đã xác định được mình thuộc phong cách lãnh đạo nào chưa? Hãy bình luận ngay phía dưới để mọi người cùng biết nhé!

Xem thêm: Ứng dụng Gestalt: Tâm lý học nhận thức đối với trải nghiệm người dùng



Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây