Tâm lý học luôn là lĩnh vực gây cho con người chúng ta sự tò mò và thích thú. Nó mang đến cho chúng ta cảm giác “vừa lạ vừa quen”. Lạ ở những định nghĩa khoa học khó hiểu nhưng lại quen bởi nó nghiên cứu về chính con người chúng ta. Chắc chắn trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã gặp rất nhiều những “Hiệu ứng tâm lý” nhưng lại vô tình bỏ qua nó, không quan tâm đến nó.
Hiệu ứng tâm lý giữ vai trò khá quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi, tâm lý của con người. Việc hiểu biết rõ hơn về hiệu ứng tâm lý, về chính mình sẽ giúp bạn biết cách điều tiết, vận hành nó một cách hợp lý nhất.
Đã có rất nhiều bài viết trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trong bài hôm nay, ICTGO sẽ giúp bạn có cái nhìn mới, ngắn gọn và thú vị hơn theo nhiều khía cạnh.
Hiệu ứng tâm lý là gì?
Hiệu ứng tâm lý, nói một cách dễ hiểu là khi có một chuỗi sự việc, kích thích đến con người sẽ dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của họ. Tùy vào cách mà con người tiếp nhận và xử lý, hiệu ứng tâm lý sẽ mang lại những tác động tốt hoặc xấu đến họ. Và phía dưới đây sẽ là những hiệu ứng tâm lý phổ biến có thể áp dụng trong cuộc sống.
Một số hiệu ứng tâm lý có thể áp dụng trong cuộc sống
Hiệu ứng luộc ếch
Hiệu ứng luộc ếch được rút ra từ kết quả của cuộc thí nghiệm năm 1897 được thực hiện bởi Edward Scripture. Cuộc thí nghiệm được thực hiện khi cho một con ếch vào nồi nước đang sôi thì con ếch sẽ nhảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, khi thả con ếch vào một nồi nước nguội, sau đó đun lửa lên, nhiệt độ tăng dần lên một cách thật chậm thì con ếch sẽ ở yên trong đó cho đến khi nó bị luộc chín.
Từ thí nghiệm trên, khi xét về phía cạnh con người, nếu bạn muốn thay đổi quyết định, tính cách, thói quen của một người đó, bạn phải chấp nhận cho họ thời gian để từ từ thay đổi, đừng ép buộc hay hối thúc họ. Việc này rất hữu ích khi bạn vận dụng vào cuộc sống hằng ngày và công việc.
Ví dụ trong quá trình làm việc nhóm (teamwork), khi bạn muốn thay đổi ý kiến không phù hợp của một người khác, bạn không nên gằn giọng ép buộc họ. Hãy tạo cho họ những điều kiện, đưa ra những lý do thích hợp và chờ họ từ từ thay đổi.
Hiệu ứng quá giới hạn
Hiệu ứng tâm lý này được biết đến từ câu chuyện của tác gia nổi tiếng người Mỹ – Mark Twain. Đó là trong một lần ông nghe mục sư giảng ở nhà thờ, lúc đầu ông cảm thấy mục sư giảng rất hay và thiết phục. Nhưng sau một thời gian mục sư vẫn chưa giảng xong, điều đó khiến ông mất kiên nhẫn và muốn thay đổi quyết định sẽ quyên góp nhiều tiền như ban đầu.
Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Nó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chán nản và có ý định phản kháng khi bị tác động, kích thích bởi thứ gì đó quá mạnh, quá lâu. Sẽ rất tốt nếu bạn biết vận dụng hiện tượng này vào cuộc sống mà cụ thể là giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, bạn không nên diễn đạt một vấn đề quá dài dòng, hạn chế việc lặp đi lặp lại một điều gì đó mà người khác không thích. Tùy từng hoàn cảnh, từng tình huống mà có sự điều chỉnh cho phù hợp. Và hãy luôn nhớ là đừng làm gì quá giới hạn.
Hiệu ứng thùng gỗ
Để hình dung rõ hơn về hiệu ứng này thì bạn hãy tưởng tượng rằng: Chúng ta sẽ có một chiếc thùng gỗ được ghép từ những mảnh gỗ dài ngắn khác nhau và khi bạn cho nước vào thùng gỗ thì lượng nước chỉ có thể đầy đến chiều cao của mảnh gỗ ngắn nhất.
Chiếc thùng gỗ ấy cũng giống như cuộc đời của bạn. Những mảnh gỗ dài là những ưu điểm còn khuyết điểm là những điểm yếu. Từ đó cho thấy, bạn không nên khoe khoang quá độ về những điểm mạnh của mình, lấy nó để che đậy, giấu đi những điểm yếu. Bạn phải biết khắc phục những tật xấu, phải nhìn mọi thứ một cách toàn diện. Dù biết mỗi con người đều sẽ có những mảnh gỗ ngắn nhưng có thể ở một thời điểm nào đó nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn.
Hiệu ứng Hawthorne
Hiệu ứng này được phát hiện từ một cuộc thí nghiệm ở công xưởng Hawthorne tại ngoại ô bang Chicago. Cuộc thí nghiệm diễn ra khi một chuyên gia tâm lý đặc biệt đã dành thời gian 2 năm để trò chuyện, lắng nghe những ý kiến, bất mãn của công nhân ở đây. Từ một công xưởng có tình hình sản xuất không ổn định sau 2 năm năng suất lao động đã tăng lên vượt trội.
Từ đó cho thấy, tâm trạng và cảm xúc bên trong con người ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bên ngoài. Có những khoảng thời điểm bạn sẽ làm việc rất năng suất, tâm trạng luôn vui vẻ, đầy năng lượng. Nhưng cũng có những lúc bạn tụt năng lượng, tâm trạng khó chịu, có nhiều vướng mắc không thể giải bày, từ đó, bạn không thể làm việc hiệu quả. Vì vậy, hãy lắng nghe bên trong bạn đang muốn gì, hãy loại bỏ những học cách tâm sự và nói ra những điều buồn phiền.
Hiệu ứng gió nam
Cũng giống như đa số hiệu ứng tâm lý khác, hiệu ứng gió năm bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine. Gió Bắc và gió Nam thi nhau thổi rơi áo khoác của người đi đường. Với gió Bắc, người đi đường càng siết chặt áo lại bởi nó thổi ra những làn gió thật lạnh, lạnh đến thấu xương. Còn gió Nam thì từ tốn lay động, gió thật dịu nhẹ và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường phải cởi áo khoác ra để cảm nhận khí trời dễ chịu ấy.
Gió Bắc và gió Nam như hai con người có bản tính trái ngược nhau. Một người thì nóng tính, vội vã và cương quyết. Người còn lại thì từ tốn, khéo léo và biết thấu hiểu. Trong cuộc sống, ở một số trường hợp, bạn phải biết bình tĩnh nhìn thấu vấn đề, giải quyết một cách nhẹ nhàng và hợp lý. Bởi phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng gió Nam”.
Tâm lý học không khô khan, khó hiểu như các bạn từng nghĩ. Hiểu biết về tâm lý là hiểu sâu hơn về con người của bạn. Hãy thấu hiểu bản thân, lắng nghe chính mình vì đó là cách hay nhất để cuộc sống của bạn được trọn vẹn, hạnh phúc hơn!
Xem thêm: Ứng dụng Gestalt: Tâm lý học nhận thức đối với trải nghiệm người dùng.