Chủ Nhật, 13 Tháng mười, 2024

Đánh giá iPhone 6s Plus sau gần 1.500 ngày sử dụng

Khi iPhone 6s Plus mới ra mắt vào tháng 9 năm 2015, rất nhiều các trang công nghệ nói rằng đây là “một chiếc iPhone tuyệt vời nhất từng được tạo ra”, thậm chí là “chiếc điện thoại tốt nhất trên thị trường”.

Vào tháng 3 năm 2016, mình quyết định mua một chiếc iPhone 6s Plus. Thành thật là cho đến tận bây giờ, mình vẫn dùng nó vài tiếng một ngày. Mình đã có 1,434 ngày trải nghiệm hơn cả đầy đủ, phải nói rằng mình thực sự kinh ngạc với chiếc điện thoại này.

Đối với mình, điều tuyệt vời nhất ở chiếc iPhone 6s Plus này, đó là với những gì nó đem lại 4 năm vừa qua thì mức giá phải bỏ ra là xứng đáng. Đâu đó khoảng hơn 30 triệu đồng ở thời điểm vừa mua. Mình dùng nó vài tiếng một ngày, với các tác vụ chủ yếu là nhắn tin, đọc báo mạng và xem video. Thi thoảng mình có chơi game, chụp ảnh và thu âm.

Hình ảnh minh họa
Photo by freestocks on Unsplash

Kể từ ngày mua, mình đã vô tình đánh rơi chiếc máy từ nhiều độ cao khác nhau: khi ngồi, lúc đứng, trung bình vài ngày một lần. Cũng máy lúc đó chiếc máy có đeo bao nên nó cũng không hề hấn gì. Tuy nhiên, vào năm 2018, mình bỏ dùng ốp mà mình cũng chẳng nhớ được lý do tại sao. Vào tháng 4 năm sau, mình đánh rơi chiếc iPhone 6s Plus này xuống sàn bê tông, và màn hình bị nứt vỡ nặng nề. Khi đấy, mình thấy pin của máy cũng không trụ được vài tiếng một ngày, nên mình quyết định thay cả màn hình và pin tại một cửa hàng điện thoại với giá khoảng 4.3 triệu đồng.

Đúng ra đấy không phải là điều mà Apple muốn mình làm. Theo như mình biết, Apple sẽ làm cho việc sửa chữa chiếc máy của mình trở nên khó khăn. Apple làm mọi thứ để khiến cho người dùng phải mua một chiếc điện thoại mới. Nhưng mình đã không làm như thế.

Với tuổi thọ trung bình của các thiết bị điện tử, mình thực sự ngạc nhiên khi mà chiếc iPhone của mình sống lâu đến vậy. Mình đã làm rơi nó cả trăm lần, đã nâng cấp chiếc máy lên vài phiên bản iOS. Nói thế không có nghĩa là chiếc máy còn nguyên vẹn như ngày đầu tiên mình. Có một vết lõm ở mặt sau của máy gần phía camera. Sau khi cửa hàng thay màn hình, cảm ứng của máy không còn nhạy lắm, khiến việc nhắn tin và gọi điện trở nên hơi khó khăn. Nhiều lúc mình rút điện thoại từ trong túi ra và thấy máy đã bị khoá sau khi bị nhập sai mã pin cả chục lần. Bây giờ, thi thoảng mình vẫn làm rơi chiếc máy, và màn hình có hơi bị lồi lên. Nhưng không sao, mình ấn nó xuống và vẫn sử dụng mình thường.

Hình ảnh minh họa

Có lần mình đến văn phòng và tự nhiên, chiếc máy phát một kì podcast của Chăn Chuối Show mà mình đang nghe dở. Cả văn phòng cười túm tím. Mình cảm thấy rất xấu hổ. Nhưng mình lo hơn rằng, một ngày nào đó nhỡ đâu nó lại phát một kì podcast của Joe Rogan Experience thì sao? Mình có thể bị đuổi việc chứ chẳng chơi.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề đó, chiếc điện thoại vẫn đáp ứng tốt những nhu cầu hàng ngày của mình. Vợ mình, cũng mua chiếc iPhone 6s Plus cùng với mình, đã thay điện thoại 2 lần rồi. Một anh bạn cùng văn phòng với mình từng nói “Thà sửa điện thoại cũ chứ không mua điện thoại mới.” Và tính đến giờ, anh bạn đã mua chiếc iPhone 7 Plus, sau đó là iPhone 11 Pro.

Mình cũng không hiểu tại sao mình vẫn dùng một chiếc điện thoại 4 năm liền, trong khi đồng nghiệp, bạn bè và gia đình mình thì đều đã thay điện thoại ít nhất một lần. Mình không nghĩ mình là người tiết kiệm. Mà thực tế, mình thường bị bạn bè bảo là dành quá nhiều tiền cho đồ công nghệ. Mình có một bộ PC đắt tiền, và mới đây mình đã mua một chiếc màn hình 144Hz và một bộ bàn phím cơ mới.

Hình ảnh minh họa
Ảnh minh hoạ: PowerAdSpy

Mình không tiếc tiền để mua đồ công nghệ, nhưng mình ghét bị scam. Đối với mình, nếu phải nâng cấp điện thoại sau mỗi năm một lần chỉ bởi vì Apple sản xuất ra một mẫu mới, hay vì nhà mạng trợ giá nếu mình mua máy mới, là một cái bẫy, và mình coi đó là scam.

Khi thấy người khác có điện thoại mới, mình không thấy ghen tỵ. Mình không muốn mở khoá điện thoại bằng khuôn mặt. Mình không cần một chiếc điện thoại có màn hình to hơn. Mình cũng không thấy việc có nhiều camera hơn là một điều cần thiết.

Có khi, người ta lại ghen tỵ với mình ấy chứ. Chiếc iPhone 6s Plus của mình có nút Home vật lý, jack tai nghe 3.5mm, và cả hàng ngàn đô la mình tiết kiệm được từ việc không nâng cấp lên một chiếc điện thoại khác nữa.

iPhone 6s Plus vẫn đáp ứng được hầu hết những tác vụ mình cần trên một chiếc điện thoại: đọc và viết báo mạng. Nó là chiếc điện thoại đầu tiên và có lẽ là duy nhất tính đến nay, có kích cỡ lớn mà mình từng sử dụng. Ban đầu, nó được coi là một trò hề. Steve Jobs đã từng nói chẳng ai sẽ từng mua một chiếc điện thoại to như vậy, cho tới khi Apple tạo ra nó. Dần dần, nó xuất hiện khắp mọi nơi, và mọi người mặc nhiên công nhận nó. Và ngày nay, điện thoại màn hình lớn thậm chí đã trở thành một xu hướng. Ta không khó bắt gặp những chiếc điện thoại cỡ lớn quanh cuộc sống của mình. Chiếc điện thoại là cửa sổ giúp bạn nhìn ra thế giới. Cửa sổ càng lớn thì bạn càng nhìn được nhiều. Và thế giới ngoài kia thì thường không mấy tốt đẹp gì lắm.

Khó khăn lớn nhất mình gặp phải là phải hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Apple có tính năng Screen Time – chức năng được làm ra để những người dùng điện thoại nhiều như mình cảm thấy ân hận – bằng cách theo dõi mình đã dành bao nhiêu thời gian dùng điện thoại, và ứng dụng nào đã giữ chân mình lại lâu nhất.

Ảnh minh hoạ:The Verge

Nhưng kể từ tháng 11 năm 2016, mình đã gỡ Twitter khỏi điện thoại. Khoảng một năm liền, mình thường xem Youtube trước khi đi ngủ. Và vào một đêm tháng 12 năm 2019, mình thức tới 3 giờ sáng xem TikToks trên giường, và vai mình bị đau nhức vào ngày hôm sau bởi mình nằm nghiêng. Từ đó, mình đã không mang điện thoại lên giường nữa. Thay vào đó, mình để nó trên bàn. Thay vì thói quen xem Youtube và TikToks, mình đọc sách trước khi đi ngủ. Và khó mà kể hết được những lợi ích mà thói quen này đã mang lại cho mình.

iPhone 6s Plus và mình lúc này đã ở trạng thái cân bằng. Mình không thích nó, nhưng không phải bởi vì nó tệ hay lỗi thời, mà bởi nó là một thứ công nghệ mình mong rằng mình không có nó thì hơn. Mua một chiếc điện thoại mới có thể sẽ giúp mình hứng thú trong khoảng vài ngày, và sau đó, mình sẽ lại sớm quen với cảm giác có chiếc điện thoại đó. Và với cái giá mình phải trả cho một chiếc iPhone mới, thì cảm giác hào hứng đó không đáng để mình bỏ tiền ra.

Mình chắc rằng, một ngày nào đó, sớm thôi, chiếc iPhone 6s Plus của mình sẽ hỏng không thể chữa được nữa. Hoặc là Apple sẽ tạo ra một phiên bản iOS mới mà iPhone 6s Plus không thể nâng cấp lên. Hay là mình làm mất nó khiến mình phải mua một chiếc điện thoại mới. Tới lúc đó, mình sẽ vẫn dùng iPhone 6s Plus. Nó có thể làm được hơn cả những gì mình cần trên một chiếc điện thoại. Nếu bạn có một chiếc điện thoại mà nó không bị hỏng, thì đừng sửa. Còn nếu nó bị hỏng, thì hãy sửa đến khi không thể sửa được nữa.

Đọc thêm: Độ trễ cảm ứng và Tần số quét: Đâu là yếu tố quan trọng hơn?

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây