Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

Bạn có thể dự đoán được tương lai?

Bạn có nghĩ rằng mình có thể dự đoán tương lai? Bạn đang chơi, đứng trước một khung cảnh nào đó, bạn cảm thấy rất quen thuộc. Có thể là gặp trong mơ hay trong quá khứ đã từng thấy. Nhưng bạn lại không thể nhớ rõ lúc nào. Điều đó khiến bạn cứ tin rằng mình đang sở hữu một siêu năng lực. Siêu năng lực “dự đoán trước tương lai”. Thật ra bạn đang rơi vào hiện tượng “Deja vu” đấy!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Deja vu là một hiện tượng liên quan đến con người mà đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng. Bạn đã biết đến hay đã từng trải qua hiện tượng này chưa. Hãy cùng ICTGO khám phá bí ẩn này nhé!

Deja vu là gì?

Được bắt người từ tiếng Pháp, Deja vu mang ý nghĩa “đã từng xảy ra”. Nó là cảm giác xuất hiện khi cảm thấy một sự kiện diễn ra ở hiện tại đã từng xảy ra trong quá khứ hay trong giấc mơ. Bạn cảm thấy một sự kiện, một người nào đó hay một nơi nào đó rất quen thuộc. Bạn có thể nhớ rõ đến từng chi tiết nhưng lại là lần đầu tiếp xúc với đối tượng đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây không phải là hiện tượng hiếm có. Theo số liệu thống kê, có đến 60 – 70% dân số trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Deja vu chỉ là một khoảnh khắc rất ngắn nên chính bản thân bạn có thể không nhận thức được. 

Các giải thuyết về nguyên nhân dẫn đến Deja vu

Đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để lý giải về nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja vu. Từ những lý giải về mặt tâm linh cho đến dựa vào những căn cứ khoa học. Nhưng đa phần các nhà khoa học đều tập trung về hướng phân tích quá trình ghi nhớ của bộ não.

Vũ trụ song song

Dựa vào vật lý lượng tử. Thuyết về vũ trụ song song ra đời. Theo đó, giả thuyết này cho rằng có rất nhiều vũ trụ tồn tại song song với nhau. Ở những vũ trụ đó cũng sẽ có những hành tinh giống nhau, con người giống nhau. Nó như là một bản sao của vũ trụ mà chúng ta đang sống. Một điểm khác biệt duy nhất là nằm ở thời gian.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nói một cách dễ hiểu hơn là con người sẽ tồn tại ở các vũ trụ song song. Sẽ làm các sự việc như nhau nhưng bị lệch về khoảng thời gian. Và tất cả các vũ trụ đều có liên hệ với nhau. Vì vậy, một cảnh mà bạn mà cảm thấy quen có thể bạn đã gặp phải ở vũ trụ khác.

Các vũ trụ song song có thể tồn tại và tương tác với nhau. Đây là giả thuyết do các nhà khoa học Mỹ và Úc nghiên cứu vào năm 2014. Liệu điều này có liên hệ đến “Deja vu”hay không?

Xử lý thông tin kép

Giả thuyết này được đưa ra dựa trên việc não bộ của bạn tiếp nhận thông tin qua nhiều nguồn khác nhau và xử lý từ nhiều phần khác nhau trên não. 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ví dụ khi bạn xem một buổi thuyết trình, bạn sẽ vừa nghe tiếng nói, vừa nhìn ảnh,… Những thông tin này sẽ đến não cùng một lúc. Não nhận ra đó là một khung cảnh. Tuy nhiên, đôi khi một cơ quan nào đó sẽ bị trục trặc và một phần thông tin đến sau. Đa phần đó sẽ là hình ảnh. Vì vậy, việc thông tin đến sau sẽ bị lầm tưởng là khung cảnh khác. Từ đó, nó cho rằng khung cảnh đến sau giống không cảnh đã gặp trước đó.

Lỗi bộ nhớ

Hiện tượng này sẽ xảy ra khi não liên kết một trải nghiệm mà bạn đã có trước đây với hiện tại vì giữa hai sự kiện có nhiều điểm thật sự rất tương đồng, khiến bạn có cảm giác như hai sự kiện chỉ là một.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lúc trước bạn đã đến một nơi nào đó và bạn chỉ quan tâm đến một vài vật nơi đó. Sau này bạn đến nơi khác và ở đó cũng có những vật tương tự ở nơi trước. Sự tương đồng của các vật lại khiến bạn nghĩ rằng nó cùng một nơi.

Phân tách nhận thức

Giả thuyết này lý giải Deja vu xảy ra khi bạn nhìn thấy điều gì đó ở hai thời điểm khác nhau.

Lần đầu tiên bạn nhìn thấy, bạn có thể đang bị phân tâm. Bộ não của bạn có thể bắt đầu hình thành trí nhớ về những gì bạn thấy ngay cả với lượng thông tin hạn chế .

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy điều gì đó không khiến bạn chú ý hoàn toàn, lần tiếp theo bạn gặp lại cảnh này thì bạn có thể tin rằng mình đang nhìn nó lần đầu tiên. Bộ não của bạn nhớ lại trước đó, ngay cả khi bạn không nhận thức được hoàn toàn những gì bạn quan sát. 

Những yếu tố khác dẫn đến Deja vu

Bên cạnh những giả thuyết đưa ra phía trên để lý giải nguyên nhân dẫn đến Deja vu thì còn nhiều yếu tố khác. Đó có thể là tuổi tác, vì theo nhiều nghiên cứu người trẻ tuổi sẽ trải nghiệm hiện tượng này nhiều hơn. Điều kiện sống cũng quyết định tần số xuất hiện hiện tượng này. Cũng có nhiều kết quả cho thấy Deja vu sẽ phổ biến hơn khi bạn rơi vào căng thẳng và mệt mỏi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ những điều trên cho thấy, Deja vu là một hiện tượng phổ biến ở mọi người. Bạn không cần phải quá lo lắng, suy nghĩ quá nhiều về nó. Hãy xem nó như là một hiện tượng khoa học thú vị được tạo ra bởi chính con người chúng ta! 

Xem thêm: Bài Test giúp định hướng nghề nghiệp, khám phá bản thân

Bài viết liên quan

Sức mạnh của “sự tốt hơn”

Tốt hơn chỉ 1% mỗi ngày có thể dẫn đến thành công lớn. Những nỗ lực nhỏ nhưng liên tục có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.

Vượt qua cám dỗ dopamine

Tìm hiểu cách dopamine ảnh hưởng đến động lực, khen thưởng và cuộc sống. Đâu là những chiến lược hiệu quả để vượt qua cám dỗ dopamine.

Gen Alpha – Thế hệ mới, xu hướng mới

Gen Alpha được xem là một thế hệ tiềm năng trong tương lai. Vậy Gen Alpha là gì? Những vấn đề mà thế hệ này phải đối mặt là như thế nào,...

Khám phá Peach Fuzz, màu chủ đạo của PANTONE 2024

Peach Fuzz là màu chủ đạo do PANTONE lựa chọn năm 2024. Bài vết này sẽ giúp bạn khám phá và gợi mở ý tưởng về cách khai thác mã màu này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây